ISO 13485 là tiêu chuẩn quy định yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại các cơ sở cung cấp dụng cụ y tế và dịch vụ liên ...
GMP (Good Manufacturing Practices) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. ...
Tiêu chuẩn quốc tế mới ISO 45001:2018 về Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề Nghiệp vừa chính thức được ban hành ngày 12/3/2018
Để chuyển đổi từ thói quen làm việc theo bản năng, thiếu quy củ thành một chuỗi quy trình chuẩn mực cần có sự chuẩn bị về nhận thức kỹ lưỡng. ...
Khi đã chuẩn bị nhận thức tốt thì nhân sự cần có hiểu biết có chuyên môn để trở thành mắt xích trong chuỗi quy trình. Tùy thuộc vào đặc thù ...
Với việc Trung Quốc siết chặt kiểm soát thương mại biên mậu và...
Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (NBC) v...
GMP quan tâm đến các yếu tố quan trọng: Con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thao tác, môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi. Những yêu cầu của GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi nhà sản xuất có thể tự quyết định về số quy định, tiêu chuẩn, thủ tục, hướng dẫn công việc sao cho đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, phù hợp với loại hình, lĩnh vực sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Chính vì vậy số các quy định, thủ tục của hệ thống GMP của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau
GMP được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cao như:
Trong lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng, khách sạn cũng rất thích hợp cho việc áp dụng GMP.
Ở Việt Nam, theo quyết định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn GMP sẽ cải thiện được cơ bản và toàn diện điều kiện vệ sinh an toàn của cơ sở sản xuất cũng như các hoạt động sản xuất và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó các lợi ích theo sau mà GMP đem lại là:
1. Tập hợp các tài liệu cần thiết, bao gồm:
Các quy định của pháp luật hiện hành.
Các tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, các yêu cầu thao tác kỹ thuật.
Các yêu cầu, phản hồi của khách hàng.
Các thông tin khoa học mới.
Kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu, thử nghiệm mẫu …
2. Xác định phạm vi áp dụng GMP.
3. Lập kế hoạch tiến độ và phân công cá nhân phụ trách.
4. Thiết lập các thủ tục, quy định, tiêu chuẩn cho từng công đoạn.
5. Huấn luyện công nhân.
6. Áp dụng thử, thẩm tra.
7. Chỉnh sửa thiết bị, nhà xưởng, huấn luyện công nhân nếu có sự chưa phù hợp.
8. Phê duyệt áp dụng chính thức.
9. Giám sát việc thực hiện: đánh giá hiệu quả, cải tiến.
ISO 13485 là tiêu chuẩn quy định yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại các cơ sở cung cấp dụng cụ y tế và dịch vụ liên quan nhằm đảm bảo khả năng cung cấp các sản phẩm y ...
GMP (Good Manufacturing Practices) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. Bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướ...